Tìm kiếm sản phẩm: Tìm nâng cao
Đăng ký | Quên mật khẩu

Tin mới đăng

Hỗ trợ trực tuyến

Phí vận chuyển Tỷ giá
 
Hãng vận chuyển
Nặng khoảng
gram
Khoảng cách
Từ
Đến
Nhập vào đầy đủ các thông tin yêu cầu và bấm vào "Tính phí" để xem giá thành vận chuyển
Giá:
0

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 5.349.235
Số người đang xem:  432

Tìm hiểu về DVR (phần 1)

Đăng ngày: 30/06/2010 17:40
Tìm hiểu về DVR (phần 1)
Tìm hiểu về DVR (phần 1)

DVR là gì?

 

Không như các thiết bị VCR(Video Cassette Recorder), DVR có nhiều ưu điểm hơn, cũng có thể hoạt động và quan sát từ xa tại bất cứ nơi nào trên thế giới qua Internet. Một DVR - Thiết bị ghi hình kĩ thuật số, khác với VCD ở những điểm sau:
 
Căn bản về DVR phần 1
Ngoài khả năng ghi hình và tiếng lên băng từ, DVR còn có thể ghi lên ổ cứng máy tính hoặc các thiết bị lưu dữ liệu khác như CD, DVD. Do đó:
·          Thuận tiện hơn,
·          Ghi với thời lượng lâu hơn,
·          Chất lượng ghi tốt hơn,
·          Hoàn toàn tự động.
Hình ảnh và âm thanh chứa trong DVR :
·          Truy cập nhanh chóng,
·          Quan sát và ghi lại tại chỗ hay từ xa qua Internet.
·          Cùng một lúc có thể nhiều người quan sát được.
·          Có thể dùng trong hệ thống cảnh báo, báo động.
PC hay không PC?
Có 2 loại DVR. DVR trên cơ sở máy tính (PC base DVR) và DVR độc lập (non PC base DVR). Cả 2 loại này cùng có chức năng có thể truy nhập qua Internet.
Các câu hỏi thông thường nhất là: Vậy thì tôi cần  cái PC base DVR hay non PC base DVR?
Ngày nay, chức năng của PC base DVR và non PC base DVR gần như là hoàn toàn tương tự.
Nếu bạn đang dùng 1 DVR 4 kênh, bạn hoàn toàn có thế kéo dài thành 64 kênh bằng cách nối thêm các DVR khác có khả năng giao tiếp với DVR đó.
Chú ý rằng khi sử dụng từ “kênh”, là dùng với đầu vào là các Camera hay ghi âm. Do đó 64 kênh, nghĩa là có thế lên tới 64 Camera. Điều đó không có nghĩa là bạn phải sử dụng tất cả 64 Camera ngay lúc này, mà hoàn toàn có thể ghép nối thêm cho đến 64 Camera nếu cần thiết sau này.
Các DVR có thể được tổ chức sao cho hạn chế ảnh hưởng của lỗi có thể xảy ra (loại RAID5) thường được dùng trong các Casino, toà án, văn phòng chính phủ hay các nhiệm vụ đặc biệt khác. Một RAID5 là một DVR với nhiều ổ đĩa cứng, do đó nếu một ổ đĩa bị hỏng thì bạn sẽ không mất dữ liệu. Hệ thống RAID5 rất đắt tiền, có thể giá tăng gấp 3 -5 lần bình thường.
Một DVR non PC thì “cố định” về số lượng các kênh. Vì bạn sử dụng một PC có cắm DVR card. Bạn cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách dùng cắm thêm Card DVR vào máy nhưng số khe cắm trên mỗi máy tính cũng là cố định. Hoặc dùng thêm một máy khác, hoặc các thiết bị điều khiển khác.
Trong môi trường khắc nghiệt, DVR đóng hộp có thể tốt hơn. Các PC truyền thống rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bụi bẩn, sóng Viba,vv. 
Thắc mắc của khách hàng?
Khách hàng thường là những người không có nhiều kinh nghiệm về DVR, nên sau khi mua hàng, họ thường than phiền khi:
·          Chất lượng ghi hình không tốt hoặc mất dữ liệu.
·          Tốc độ ghi hình và hiển thị không như giới thiệu
·          Thời lượng lưu trữ ít hơn nhiều so với giới thiệu.
·          Các chức năng của DVR không đầy đủ như giới thiệu.
·          DVR quá nóng.
Bạn mua hệ thống thứ 2 của mọt công ty khác, và nó không tương thích với hệ thống cũ.
Không thể điều khiển DVR từ xa như bạn nghĩ.
Bạn chưa từng thấy truyền hình ảnh qua Internet trước khi bạn mua nó và bạn thấy rằng chất lượng truyền là rất không tốt.
Thực ra thì một hệ thống gồm rất nhiều thành phần, hoạt động của mỗi thành phần đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống đó. Do đó, một hoặc một vài thiết bị không thể phát huy hết công suất của mình cũng là điều dễ hiểu.
Chú ý rằng tốc độ của hệ thống chỉ đạt được tối đa bằng tốc độ của phần tử chậm nhất trong hệ thống đó.
Sự khác nhau giữa DVR card?
Trung tâm của bất cứ một DVR nào là một cạc xử lí đồ hoạ. được biết đến như là bo mạch DVR, cạc, hoặc ghi hình. Bộ phận này quan trọng hơn tất cả, nó sẽ xác định năng suất và chất lượng của cả hệ thống. Cạc xử lí đồ hoạ là một mạch cứng có nạp sẵn phần mềm xử lí, có chức năng nén, xử lí, và giải nén dữ liệu hình ảnh nhận được.
Chia sẻ tài nguyên?
Nhu cầu chia sẻ tại nguyên xuất hiện khi máy tính hoạt động với nhiều chức năng cùng một lúc. Càng phải chia sẻ nhiều tài nguyên thì tốc độ xử lí của máy tính càng chậm. Có thể dẫn đến lỗi hệ thống. Thường thì với DVR card xử lí dữ liệu (nén, xử lí và giải nén, hình ảnh) có tận dụng tại nguyên máy tính, chúng sử dụng rất nhiều tài nguyên, và dẫn đến tốc độ xử lí chậm hơn rất nhiều so với các loại DVR rời khác.
Khung / Hình trên giây?
Tốc độ ghi hình (frames per second : fps) với 30 khung hình trên giây được gọi là thời gian thực, di chuyển thực. Trong Video thông thường NTSC chỉ là 24 khung hình trên giây. Có khái niệm (fields per second cũng là fps), tuy nhiên 1 farme bằng với 2 field (trường). Do đó 30 (frames per second) bằng với 60 (fields per second). Khái niệm hình trên giây (images per second) cũng tương tự như (fields per second).
Chú ý rằng, chỉ với tốc độ ghi hình 5 hình trên giây, bạn đã thu thập được rất nhiều thông tin rồi. Trong xử lí hình ảnh, với tốc độ ghi hình càng cao, số thông tin cần xử lí càng lớn thì càng tốn nhiều tài nguyên hệ thống. Và cả bộ nhớ lưu trữ cũng cần nhiều hơn.
Khả năng xử lí hình ảnh cũng tạo nên sự khác nhau về chất lượng cũng như giá thành giữa các DVR.
Lượng dữ liệu?
1 file là một gói dữ liệu. Kích thước file thể hiện có bao nhiêu dữ liệu chứa trong nó.
Kích thước file ảnh có liên quan đến, độ phân giải (resolution), chuyển động, dạng nén, và các nhân tố khác nữa. Cuối cùng thì file sẽ được chứa trong ổ đĩa cứng của DVR.
Nếu hệ số nén càng cao thì kích thước file càng nhỏ. Khi file càng nhỏ thì tốc độ truyền càng nhanh và tốn ít bộ nhớ để lưu trữ, nhưng hình ảnh lại không rõ nét.
Công nghệ mới cho phép có nhiều cách để nén được dữ liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng dữ liệu đạt yêu cầu. Một DVR có độ phân giải tốt có khả năng hiển thị, ghi hình và truyền dữ liệu độc lập với nhau. Khi đó bạn vừa có thể ghi hình với chất lượng cao, và vừa có thể truyền dữ liệu, mục đích là không để lỗi mạng và có hình ảnh nét hơn.
| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Tin cùng loại cũ hơn